CAFE GỪNG

Cà phê có lẽ là thức uống phổ biến nhất trên toàn thế giới, với hàng triệu triệu ly cà phê được pha hàng ngày từ các nhà hàng hạng sang cho tới những quán cà phê bình dân nơi hẻm nhỏ. Hơn nữa, ai cũng biết rằng có rất nhiều cách pha cà phê khác nhau như pha mộc (espresso) dành cho những “tín đồ” yêu cà phê nguyên bản với vị mộc mạc, tới các món uống với tông nền cà phê như cappuccino thêm sữa đánh hay latte vị dịu nhẹ, rồi như cà phê đá xay hay moca phối trộn thêm sô-cô-la hoặc bột cacao. Đặc biệt hơn thì có cà phê mang tính đặc trưng của cả một quốc gia như Turkish (cà phê pha theo lối của người Thổ Nhĩ Kỳ) hay Americano (phong cách Mỹ) hoặc cà phê sữa đá thuần Việt đượm vị sữa và mạnh vị cà phê.

Cà phê gừng được vẽ bởi Gemini AI

Người ta vẫn hàng ngày không ngừng tìm tòi thêm các cách pha cà phê mới, phối thêm nguyên liệu với sự dẫn dắt của trí tưởng tượng phong phú và cũng có thể với sự kích thích mạnh của caffeine khiến người ta phối trộn “mạnh bạo” hơn như thêm rượu vào cà phê để uống vừa say vừa tỉnh (tỉnh do caffeine). Lẽ thường thì người ta thường uống cà phê pha nóng vừa giữ trọn được hương vị vừa giữ ấm cơ thể. Nhưng những ngày trở gió trời lạnh, người ta cần một thứ gì đó giữ ấm mạnh và bền hơn, và không gì tốt hơn ngoài rượu. Rượu pha với cà phê chắc là cũng ngon; có điều, lại có chút xung khắc vì rượu khiến ta say mà cà phê thì khiến ta tỉnh, vừa tỉnh vừa say, sự đời cứ xoay xoay, công việc cứ loay hoay thì biết làm thế nào?

Thế thì hãy thử cà phê gừng ngay hôm nay vì cà phê giúp ta tỉnh táo cả ngày, còn gừng thì giúp giữ ấm cơ thể. Chính xác là như thế!

Cà phê gừng của caphegiasi được là từ cà phê nguyên chất phối trộn với đường mía, kem sữa và chiết xuất gừng tươi 100% giúp người uống luôn tỉnh táo, tập trung, nạp thêm caffeine tự nhiên và ấm bụng, giữ ấm cơ thể nhờ chiết xuất gingerol có trong gừng tự nhiên. Đây hẳn là một sự kết hợp táo bạo cho một thức uống phá cách với vị đậm & đắng của cà phê hòa quyện với vị ngọt thanh của đường mía, vị béo ngậy của kem sữa và vị cay nồng & the the của gừng tươi. Tất cả tạo ra một chất riêng dành cho những buổi sớm mai se lạnh. Rồi ra cà phê gừng chắc chắn sẽ có chỗ đứng riêng trong hằng hà sa số các các món uống ngon lành từ cà phê khác, nó cũng xếp chung mâm với cà phê quế hay cà phê cardamom (bạch đậu khấu) mà rõ ràng vẫn tỏa hương cay nồng rất riêng.

Cà phê gừng của caphegiasi do Gemini AI vẽ.

Đúng như tên gọi, cà phê gừng là sự kết hợp hoàn hảo các tác dụng của cà phê như giúp tỉnh táo (nhờ caffeine), cải thiện tâm trạng, nâng cao sự tập trung, vv., với các tác dụng tuyệt vời của gừng, mà cho tới nay có tới một chục các tác dụng hữu ích. Nổi trội nhất là theo Đông y, gừng có vị cay nồng, tính ấm, giúp giữ ấm cơ thể.

Còn theo Healthline (*), một tạp chí chuyên về sức khỏe thì gừng có nhiều tác dụng gồm:

Một là, gừng có chứa gingerol, là một hoạt chất có dược tính. Gingerol với gốc “ginger” (nghĩa là gừng) + “-ol” có hậu tố “-ol” là thành phần chính trong dầu gừng, cũng đóng vai trò tạo hương và vị đặc trưng cho gừng. Gingerol có nhiều dược tính, nổi bật là có khả năng chống oxy hóa mạnh, giảm stress do quá trình oxy hóa (stress oxy hóa) bị gây ra bởi quá nhiều gốc tự do sản sinh trong cơ thể.

Hai là, có thể hỗ trợ giảm cân. Gừng được cho là có thể hỗ trợ giảm cân đáng kể, cải thiện tỷ lệ vòng eo (WHR – waist-hip ratio) của những người đang thừa cân béo phì. Thông qua một số cơ chế, gừng không những giúp giảm cân mà còn giúp kháng viêm.

Ba là, gừng giúp ích cho người bị bệnh thái hóa khớp, đau khớp (osteoarthritis, OA). Trong trường hợp này, gừng giúp giảm đau, giảm cứng giúp khớp linh hoạt hơn trong một thí nghiệm mà người tham gia bị đau khớp dùng một lượng từ 0,5 gam đếm 1 gam gừng mỗi ngày liên tục trong 3 đến 12 tuần.

Bốn là, gừng có thể giúp giảm lượng đường huyết và giảm các tác nhân rủi ro đột quỵ. Một số nghiên cứu khuyên người bị bệnh tiểu đường dùng 2 gam gừng hàng ngày gợi ý rằng gừng có chứa các thành phần phòng chống tiểu đường. Gừng cũng có tác dụng chống lại các nhân tố gây bệnh tim mạch, đặc biệt là có khả năng giảm stress do oxy hóa như đã nói ở trên, qua đó gián tiếp cải thiện tình trạng tim mạch.

Năm là, gừng có thể hỗ trợ giảm chứng khó tiêu (do rối loạn tiêu hóa). Rõ ràng là trước khi có các nghiên cứu khoa học, thì kinh nghiệm dân gian đã có các bài thuốc hoặc các món ăn dùng gừng để chữa chứng đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Nhiều món ăn hay các món chè cũng dùng gừng vừa làm gia vị vừa làm thực phẩm chức năng để cân bằng vị cho món ăn, qua đó giúp món ăn vừa ngon vừa dễ tiêu.

Sáu là, gừng có thể giúp giảm lượng cholesterol (mỡ trong máu). Gừng không những giúp giảm lượng đường huyết mà còn giúp giảm lượng mỡ trong máu (cholesterol). Cholesterol xấu lâu nay vẫn được tin là thủ phạm gây ra các rủi ro tim mạch như đột quỵ.

Bảy là, gừng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Gừng được cho là chứa các hoạt chất chống ung thư nhờ có hoạt chất gingerol và nhiều hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa. Các chất này đặc biệt hữu ích trong việc giảm nguy cơ nhiễm ung thư đường tiêu hóa.

Tám là, gừng có thể giúp cải thiện chức năng não bộ và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer. Hoạt chất gingerol trong dầu gừng và khả năng chống stress do oxy hóa cùng với khả năng chống viêm, chống gốc tự do của gừng được cho là chìa khóa chống lại các bệnh liên quan tới suy giảm trí nhớ ở người già như bệnh Alzheimer, Parkinson hay bệnh đa xơ cứng.

Chín là, gừng có thể hỗ trợ chống lại các loại nhiễm trùng. Các thành phần kháng vi sinh vật có trong gừng có khả năng giúp cơ thể chống lại các loại nhiễm trùng do vi khuẩn và nhiễm trùng do vi nấm gây ra, tiêu biểu là tụ cầu vàng (staphylococcus aureus), E. coli, nấm candia.

Cà phê gừng của caphegiasi được làm từ chiết xuất gừng tươi 100% phối trộn thêm cà phê, đường mía và kem sữa, tất cả đều ở dạng bột, thuận tiện pha chế mọi lúc mọi nơi và uống liền.

Bước 1: Đun nước sôi tới 95oC.

Bước 2: Múc chừng 20gram tới 25gram café gừng 3 in 1 cho vào ly (tách, cốc) (đã rửa sạch và hong khô).

Bước 3: Tùy sở thích uống đậm hay nhạt, rót chừng 50ml tới 80ml nước sôi ly (tách, cốc), khuấy đều và thưởng thức.

+ Uống cà phê gừng khi còn nóng để được trải nghiệm tốt nhất.

++ Không uống cà phê gừng với đá lạnh. (Vì theo Đông y, gừng có tính ấm, không thích hợp kết hợp với đá lạnh có tính hàn).

CẦN MUA CAFE GỪNG, HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI THEO HOT LINE BÊN DƯỚI!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

(*) Thông tin từ tạp chí Healthline chỉ mang tính tham khảo, CAPHEGIASI không chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính khoa học (cơ sở khoa học) và tính xác thực của các thông tin này.

(**) Bài viết có sử dụng hình ảnh được vẽ bởi Gemini AI.

Contact Me on Zalo
Call Now Button08887.557.39